Trung thu ngày mấy 2020

Trong tiềm thức người Việt chúng ta tết trung thu là ngày lễ hội đặc biệt hàng năm chẳng khác nào lễ giáng sinh đối với người châu âu.

Thật lòng mà nói tết trung thu ở vùng quê vui hơn so với thành thị, thường mọi người sẽ quây quần cùng nhau dưới ánh trăng hát hò hay kể cho nhau nghe những truyện ngụ ngôn hài hước.

Trước ngày lễ ngày bọn trẻ con phải đi tìm nguyên vật liệu tự làm lồng đèn, chuẩn bị đồ chơi, thời gian rước đèn, xem múa lân và một điều không thể thiếu là ăn bánh trung thu hay bánh dẻo.

Đối với trẻ em mà nói đây là một ngày rất đáng để trông đợi, người lớn tuổi có giây phút sum vầy bên nhau.

Tết trung thu năm nay bạn dự định sẽ làm gì?

Trước hết chúng ta cùng xem trước chính xác là ngày nào để có thể sắp xếp công việc, lên kế hoạch có một ngày vui mừng trọn vẹn.

Vậy tết trung thu năm 2020 diễn ra vào ngày mấy theo lịch âm và lịch dương.

TPACK đã xem chi tiết ngày tết trung thu năm nay sẽ được diễn ra vào thứ 5 ngày 01/10/2020 theo lịch dương, đối với lịch âm vẫn là ngày 15/08 như mọi năm.

Tết trung thu ngày mấy
Tết trung thu Việt Nam

Vậy ngày tết trung thu là gì và có gì đặc biệt?

Theo khảo sát của chúng tôi hầu hết các bạn trẻ hiện nay điều không biết chính xác về ngày tết trung thu. Chỉ biết một cách đại khái là ngày lễ lớn, nhiều trẻ em xách lồng đèn đi chơi.

Hôm nay mình sẽ tổng hợp lại vài các đặc điểm chính của ngày lễ hội ý nghĩa này nhé!

Tết trung thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi hay Tết Hoa Đăng diễn ra vào ngày rằm 15/08 hàng năm.

Một số quốc gia như Việt Nam,Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore ngày này là một ngày lễ hội lớn.

Về nguồn gốc thật sự không ai có thể biết chính xác cả vì là phong tục xa xưa lâu đời, mọi người truyền miệng cho nhau rồi định làm ngày lễ hội. Nhưng theo mình nghĩ đó là phong tục của đất nước chúng ta. Bởi nền văn minh lúa nước ăn mừng chia vui cùng nhau khi thu hoạch nông sản, gần như thấm đẫm văn hóa phẩm chất của người dân nước ta từ ngàn xưa.

Một số đặc điểm chính trong lễ hội trung thu gồm:

Lễ hội rước đèn

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu..

Lễ hội múa lân

Một số nơi được các trưởng ấp, trưởng làng mời các đội múa lân về biểu diễn góp vui cho mọi người.

Lễ hội ngắm trăng

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Ngoài ra còn có các tục khác: hát trống quân, tục tặng quà, bày cỗ…

Các loại bánh ăn trung thu: Bánh nướng, bánh dẻo…Hiện nay chủ yếu là bánh trung thu do nhà máy sản xuất hàng loạt thôi.

Tổng kết lại: Dù sự phát triển của đô thị hóa, lối sống hiện đại đang ngày một chiếm ưu thế nhưng tết trung thu là ngày tết cần được chúng ta giữ gìn, duy trì nét văn hóa đặc trưng, một ngày vô cùng ý nghĩa đối với người Việt chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *